Tuesday, December 19, 2017

5 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỘT DỰ ÁN ICO?

Tuesday, December 19, 2017 - by tieusuphu 0

Bài viết tương đương khóa học 24.000.000 VNĐ ngoài kia )
5 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỘT DỰ ÁN ICO?
Đây có lẽ là câu hỏi mà chắc chắn trong lúc này (khi mà các dự án ICO mọc lên như nấm) rất rất nhiều bạn đang cần một câu trả lời.
Lướt một vòng Facebook bạn sẽ gặp hàng loạt các thông tin chia sẻ về dự án ICO từ bạn bè, thậm chí các quảng cáo về ICO cứ “đập vào mặt” hàng phút hàng giờ…
Nếu là dân đầu tư, mê làm giàu hay đơn giản bạn đang có mong muốn “đổi đời” thì có lẽ bạn sẽ bị… bấn loạn và chắc chắn bạn không thể biết được dự án ICO nào nên tham gia phải không nào?
Vì thế trong bai viết này tôi sẽ chia sẻ với bạn một vài cách đánh giá một dự án ICO để sau đó bạn có thể đưa ra quyết định có nên tham gia dự án đó không nhé!
Nhưng trước hết chúng ta hãy tìm hiểu nhanh xem ICO là cái quỷ gì mà làm cho tất cả chúng ta cứ nhao nhao lên thế?

ICO là gì?
Nhanh chóng thôi, ICO là viết tắt của từ Initial Coin Offering, tức là một hoạt động huy động vốn từ các nhà đầu tư thông qua Cryptocurrency (tiền điện tử).
Tóm lại nếu một công ty nào đó mong muốn phát hành một đồng tiền điện tử của riêng họ thì thường họ sẽ tiến hành ICO trong một giai đoạn (thường từ 1-6 tháng). Và trong giai đoạn ICO họ sẽ bán số lượng cụ thể token nào đó cho các nhà đầu tư với giá rẻ để huy động vốn.
Và sau đó khi kết thúc giai đoạn ICO (nếu thành công) thì số token đó sẽ chuyển thành một đồng tiền điện tử riêng của công ty đó và nó sẽ được niêm yết trên sàn với giá cao hơn nên nhà đầu tư sẽ nhân số tài sản nhiều lần.
Tạm vậy nhỉ, hy vọng CƯỜNG COI giải thích như vậy bạn đã hiểu về ICO.
Thông thường thì nếu chúng ta muốn tham gia ICO thì sẽ phải có Bitcoin hoặc Ethereum (hai loại tiền điện tử phổ biến nhất hiện nay) để mua token đó.
Một số ví dụ về ICO:
• Vào năm 2014, dự án Ethereum (ETH) đã được công bố và ICO và đã huy động được 18 triệu USD. Dự án này sau đó thành công và vào năm 2015 và đến năm 2016 giá trị 1 ETH gia tăng lên tới 14$ với mức vốn hóa thị trường trên 1 tỷ $. Và lúc này (cuối năm 2017) 1 ETH đang ở mức giá 350$.
• Gần đây hơn, nếu bạn theo dõi thị trường ICO thì có thể biết đến Hextracoin (HXT). Những ai may mắn mua được HXT trong giai đoạn ICO với giá là $0.8 thì bây giờ đã x35 lần tài sản, vì hiện nay giá 1 HXT đang được giao dịch ở mốc 33-35$. Còn rất nhiều dự án ICO thành công khác nữa như Bitconnect, Regalcoin, Bitserial…
Tuy nhiên nói như vậy không phải không có những dựa án ICO.. đã thất bại và làm cho các nhà đầu tư mất trắng.
CÁCH ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ICO THẾ NÀO?
Trước tiên cũng phải nói rằng không có bất cứ một công thức hay một yếu tố chắc chắn nào để đánh giá một dự án ICO tiềm năng vì có hàng trăm yếu tố tác động đến sự thành công của nó như: Thể chế chính trị, luật pháp, nhóm sáng lập hay ban cố vấn, mức độ truyền thông, sự quan tâm của cộng đồng…
Do đó những thông tin bên dưới đây hoàn toàn chỉ giúp bạn THAM KHẢO mà thôi!
1. Đánh giá website dự án ICO
Phải nói rằng hầu hết chúng ta khi tìm hiểu một dự án ICO thì đều nhìn vào “bộ mặt” của nó để xem có chuyên nghiệp hay không? Cái “bộ mặt” đó không gì khác là giao diện website.
Hầu hết phần lớn chúng ta sẽ có cảm giác tin tưởng nếu website dự án ICO được thiết kế chuyên nghiệp. Tuy nhiên đây lại chính là điểm mà nhiều dự án đang dễ dàng tạo niềm tin bởi vì hiện nay họ có thể thuê một đội ngũ thiết kê chuyên nghiệp để chuẩn bị cho một… cuộc lừa đảo ngoạn mục!
Vì thế yếu tố thiết kế chuyên nghiệp của website theo cá nhân CƯỜNG COI chỉ chiếm 5% trong quá trình đánh giá dự án ICO.
Các yếu tố khác quan trọng hơn mà cần xem xét là:
#1. Kiểm tra domain (tên miền) được đăng ký bởi công ty nào? Có ẩn danh hay không? Đăng ký khi nào và trong thời gian bao nhiêu lâu?
#2. Kiểm tra lưu lượng truy cập (traffic) như thế nào? Nước nào truy cập nhiều nhất? Nguồn traffic đến từ đâu?
Việc traffic đến từ đâu không thể nhận định được website hay coin này xuất phát từ nước nào. Traffic phụ thuộc vào chiến lược quảng cáo của họ ở khu vực nào.
#3. Cộng đồng tham gia vào dự án qua các kênh media khác như Facebook, Twitter… có bao nhiêu người theo dõi, mức độ quan tâm như thế nào?
Đây chính là những vấn đề mấu chốt để bạn có một cái nhìn tổng thể vào một dự án ICO ở góc độ kỹ thuật và website cũng như bề nổi của cộng đồng tham gia vào nó.
Một số công cụ để bạn có thể kiểm tra những yếu tố bên trên là:
• http://www.hypestat.com: Đây là một công cụ giúp cung cấp cho bạn một tấn thông tin liên quan đến 1 website như tổng lưu lượng truy cập mỗi ngày, nguồn từ quốc gia nào, doanh thu từ quảng cáo là bao nhiêu, rất rất nhiều thông tin khác…
• https://www.scamadviser.com: Trang này thể hiện độ tin cậy của website, như độ tuổi của website, tốc độ web nhanh hay chậm, giá trị website hiện tại là bao nhiêu USD, chủ sở hữu web, nguồn server đặt tại đâu…
• https://www.similarweb.com: Cung cấp chủ yếu cho bạn thông tin về tổng lượt truy cập vào website của các quốc gia, nước nào truy cập nhiều nhất thì sẽ hiện lên cờ và rank của nước đó kèm theo số lượng % được xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới.
• Ngoài ra bạn cũng có thể dùng thêm các công cụ khác để kiểm tra thêm như: https://www.alexa.comhttps://who.is
Tất nhiên ở thời điểm này nếu kiểm tra bằng các công cụ trên thì mình chắc chắn rằng Việt Nam sẽ luôn đứng đầu (hoặc trong top 3) về lưu lượng truy cập đấy. Vì thế cũng không vì yếu tố VN truy cập nhiều mà đánh giá dự án đó không uy tín nhé.
Điển hình như những dự án ICO đình đám và đã thành công như Hextracoin, Bitconnect, Regalcoin gần đây thì VN luôn xếp thứ nhất đó thôi.
Do đó hãy đi qua bước tiếp theo…
2. Cộng đồng thế giới đánh giá dự án như thế nào?
Các dự án ICO hiện nay đều được quan tâm trên toàn thế giới, do đó bạn cần “bước ra khỏi Việt Nam” và xem các quốc gia khác họ đang nói gì về dự án đó nhé.
Một số kênh bạn có thể tham khảo ngay đó là:
• https://bitcointalk.org: Một forum chuyển thảo luận về Cryptocurrency và các dự án ICO
• http://icorating.com/ (rate, đánh giá điểm)
• https://www.coinschedule.com/ (theo dõi tiến độ ICO, đã bán được bao nhiêu %)
• https://cryptorated.com/ico-reviews/ (Các bài viết đánh giá dự án ICO, lịch ICO,…)
3. Đánh giá nhóm phát triển và ban cố vấn dự án ICO
Đây thật sự mới là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá một dự án ICO nhé!
• Những thành viên nào là ban sáng lập của dự án?
• Ban cố vấn dự án là ai?
• Dự án từ quốc gia nào?
• Dự án ứng dụng công nghệ blockchain vào mục đích gì?
• Công ty/tập đoàn nào đứng sau dự án?
Nhưng khốn nạn thay phần lớn các dựa án ICO hiện nay ban sáng lập, người điều hành, ban cố vấn đều “ẩn mình trong bóng tối”
Bằng chứng cho thấy hơn 1 năm nay hàng tỷ USD đã đổ vào Bitconnect như có ai chắc chắn biết ban sáng lập là ai? Thằng nào là CEO chính thức của Bitconnect???
Rồi Hextracoin, Regalcoin… ngoài thông tin dự án đến từ Dubai hay Hong Kong thì chúng ta cũng chẳng thể biết “bố con thằng nào” đứng phía sau?
Vì thế khi tham gia vào ICO bạn cần biết rằng, hiện nay có 2 loại dự án:
1. Dự án ICO chạy lending (cho vay) và áp dụng chiến lược xây dựng cộng đồng qua MLM : Thường những dự án này “rất bí ẩn” và họ sẽ không công khai nhóm sáng lập hay ban cố vấn hoặc cha, mẹ, ông bà… của nó là ai nhé. Đầu tư vào các dự án này bạn cần trở về cách đánh giá số 1 (tức là phần lớn đánh giá website, cộng đồng và nghe ngóng thông tin là chủ yếu)
2. Dự án ICO có chiến lược và ứng dụng rõ ràng: Thường những dự án như thế này rất ít (đếm trên đầu ngón tay) và sẽ không cho nhiều lợi nhuận vì họ phát hành số lượng token trong giai đoạn ICO rất lớn. Những dự án này rất khó để x5 hay x10 vốn nhưng khả năng lên sàn và thành công rất cao do đó sẽ an toàn cho vốn đầu tư của bạn.
Do đó đến đây bạn cần phải thật “tỉnh táo” nhé, đối với các dự án ICO coin lending chạy theo mô hình MLM (Multi-level Marketing) thì bạn đừng phí công tìm ban sáng lập hay cố vấn mà làm gì, vì gần như sẽ không có, hoặc có thì 99% là fake thông tin.
Đến đây có lẽ bạn sẽ hỏi rằng: Vậy những dự án ICO lending theo mô hình MLM thì không nên đầu tư?
Câu trả lời không phải! Nhưng cần chọn lọc và phải khống chế được cảm xúc cũng như làm chủ được đồng vốn của bạn (cái này tôi sẽ chia sẻ ở phần dưới)
Vì không phải dự án ICO coin lending MLM nào cũng là lừa đảo, trong 1 năm qua chúng ta đã thấy sự thành công của Bitconnect sau đó là Regalcoin hay Hextracoin… (hầu hết sau 1 tháng ICO 100% nhà đầu tư đã ít nhất x10 lần vốn)
4. Nền tảng và Ứng dụng
Một dự án ICO tốt thường sẽ có mục tiêu rõ ràng. Ứng dụng của họ phải có tính khả thi. Roadmap rõ ràng và đi đường dài.
Hãy tập thói quen đặt câu hỏi tại sao. Tại sao lại như vậy? Một số dự án hiện nay lên mạng xã hội hay quảng cáo từ các Leader với lời mời gọi x50 x 100 lần tài sản nhưng các bạn thấy được mấy người giải thích rõ ràng: Dự án này là gì? Ứng dụng vào việc gì, có khả thi hay không? Hay chỉ kêu gọi đây là một dự án đặc biệt chưa từng có? (Đặc biệt ở chỗ nào vậy?).
5. Hình thức marketing (Trả ref)
1. Thông thường cách dự án ICO scam sẽ trả hoa hồng ref rất cao. Tại sao lại như vậy? Họ muốn thu hút người đầu tư bằng cách trả hoa hồng cao để mời thêm nhiều người cùng chơi. CƯỜNG COI nhắc lại là thông thường nhé.
Khi trả hoa hồng cao sẽ xảy ra trường hợp thế này. CƯỜNG COI sẽ lấy ví dụ cho mọi người dễ hiểu. Ví dụ tổng Coin bán ra là 100 tỷ, hoa hồng trả ref là 30% (thường họ sẽ trả bằng coin. Chỉ có ETH và BCC trả bằng BTC và $ - Đây là một chiến lược tuyệt vời giúp ETH và BCC phát triển mạnh mẽ như vậy. Có thời gian Tớ sẽ giúp mọi người hiểu về chiến lược của ETH và BCC). Như vậy tổng lượng coin là 130 tỷ (100 tỷ bán và 30 tỷ). Việc này giống với việc lạm phát khi số lượng nhiều thì giá sẽ giảm xuống.
Dự án trả ref cao thường là hình thức ponzi – Biến tướng ICO
2. Dự án ICO bán theo gói. Một ví dụ như ifan hay Pincoin (Một thời gian nữa mọi người sẽ thấy)
Thông thường các dự án với mô hình này Ân sẽ không đầu tư.
CHIẾN THUẬT ĐẦU TƯ
Ok, Như vậy sau phần đánh giá dự án ICO bên trên CƯỜNG COI hy vọng đã cung cấp cho bạn một vài kỹ năng nhỏ để góp phần nào đó giúp bạn chọn lựa ra một vài dự án ICO để đầu tư.
Bây giờ là lúc cần đến chiến thuật, chiến thuật sử dụng vốn trong đầu tư ICO nhé!
Về cơ bản thế này, hầu hết chúng ta đều là những người có ít vốn vì là người mới tìm hiểu về đầu tư Cryptocurrency nói chung và ICO nói riêng.
Vì thế tôi sẽ lấy $500 – tương đương khoảng 11.000.000đ để làm ví dụ cho việc sử dụng nguồn vốn đầu tư ICO nhé
Cách sử dụng nguồn vốn khi tham gia đầu tư ICO
Như đã nói ở trên, hiện nay có 2 loại dự án ICO.
• Một là kiểu dự án “đường dài” có mức độ an toàn cao vì chiến lược rất rõ ràng, tất cả các thông tin về công ty, ban cố vấn, nhóm sáng lập minh bạch. Tuy nhiên những dự án này thường ICO trong thời gian rất lâu (từ 3-6 tháng) và khả năng tạo lợi nhuận không cao => Dẫn đến “chôn vốn” đầu tư của bạn.
• Hai là dự án “đánh nhanh thắng nhanh” mức độ rủi ro cao nhưng khả năng x5 x10 tài vốn trong thời gian rất ngắn (thường 1 tháng). => Nhanh chóng thu hồi vốn và sinh lãi cao để tái đầu tư vào các dự án khác.
Vậy nếu với $500 khởi đầu dành cho ICO bạn sẽ đầu tư như thế nào?
Cá nhân tôi nghĩ rằng ICO đang bùng nổ và có thể sẽ sớm bão hoà vào quý 1 năm 2018 vì thế nếu bạn muốn “đổi đời” (có thể đổi từ nghèo sang giàu hoặc ngược lại nhé) thì bạn nên:
• 60% số vốn để đầu tư vào ít nhất 3 dự án kiểu “đánh nhanh thắng nhanh”
• 40% đầu tư vào ít nhất 2 dự án “đường dài” để đảm bảo sự an toàn.
Cách khống chế cảm xúc khi tham gia đầu tư ICO
Phài nói rằng ở góc độ nào đó khi tham gia đầu tư ICO gần như bạn đang… tham gia đánh bạc vậy! Vì thế việc khống chế cảm xúc là cực kỳ quan trọng.
Thông thường sẽ có 2 loại cảm xúc xuất hiện:
• Thứ nhất đó là cay cú: Cảm xúc này thường gặp ở những người bị thấy bại khi đầu tư vào dựa án ICO không tiềm nay dẫn đến mất vốn. Khi đó họ sẽ vay mượn để mong muốn gỡ lại vốn đã mất và khi như vậy họ thường không phân tích thấu đáo dự án tiếp theo dẫn đến tình trạng mất tiếp số vốn => Trắng tay nợ nần là điều nhận được sau chót!
• Thứ hai đó là lòng tham: Cảm xúc này xuất hiện ở những người thắng trong 1-2 dự án ICO theo kiểu lending thời gian qua. Họ bắt đầu cảm thấy kiếm tiền sao mà dễ quá và với thông tin nhan nhản hiện nay về ICO nếu không khống chế được lòng tham thì họ sẽ “tất tay” để vào tiếp một dự án ICO khác hòng mong muốn “đổi đời” và cuối cùng dẫn đến việc => Đổi đời theo chiều ngược lại!
Lời kết
Như vậy cá nhân MÌNH nghĩ rằng đầu tư ICO chỉ là một trong rất nhiều cách đầu tư và hiện chứa rất nhiều rủi ro. Thành công có thể đến trong thời gian ngắn nhưng nếu không làm chủ được bản thân , không biết cách phân chia vốn và “rút chân” nhanh thì có khả năng bạn sẽ bị “kéo vào vòng xoáy” như một hình thức cờ bạc trên internet.
Tổng kết CƯỜNG COI muốn nhấn mạnh:
• Phân tích thật kỹ một dự án ICO trước khi quyết định đầu tư ở góc độ: Website (yếu tố kỹ thuật), ban sáng lập, nhóm cố vấn, công ty nào đứng sau dự án đó?
• Phân tích xem mức độ quan tâm của cộng đồng (đặc biệt các dự án coin ICO lending MLM) vì với các dự án này cộng đồng càng mạnh thì khả năng thành công càng cao.
• Công nghệ và ứng dụng của dự án này có thực sự hữu ích, tiềm năng trong tương lai (đối với các dự án ICO đường dài)
• Phân chia vốn hợp lý vào hơn 2 dự án ICO để đảm bảo mức an toàn cao nhất
• Khống chế cảm xúc và rút chân nhanh nếu có thể để tham gia vào các hình thức đầu tư khác phong phú hơn.
Bạn đang đánh giá một dự án ICO tiềm năng theo cách nào? Chiến thuật đầu tư ICO của bạn ra sao? CƯỜNG COI rất mong muốn nhận thêm chia sẻ từ bạn đấy

Tags:
About the Author

Write admin description here..

0 comments: